0968.799.172

Incoterms 2020 – Những khác biệt so với Incoterms 2010

Incoterms là một trong những điều khoản không thể thiếu trong một hợp đồng thương mại quốc tế. Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã không ngừng hoàn thiện và đổi mới nhằm bắt kịp với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế thế giới trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, bốc dỡ hàng hóa, công nghệ thông tin, an ninh, bảo hiểm, hải quan… liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa. Tính đến thời điểm này, Incoterm đã trải qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1953,1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010. Nhìn vào các cột mốc sửa đổi, đặc biệt là từ năm 1980 đến nay có thể thấy cứ 10 năm ICC lại sửa đổi Incoterms một lần, và cột mốc tiếp theo là năm 2020. Ở thời điểm này, bản Incoterms 2020 đã hoàn thiện và được gửi đến Phòng Thương mại các nước thành viên để dịch sang ngôn ngữ nội địa nhằm đưa bản Incoterms 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, đến với cộng đồng doanh nghiệp khắp thế giới. Vậy Incoterms 2020 có gì mới và những điểm mới đó phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho người bán, người mua trong hoạt động thương mại? 

Xem thêm lịch sử ra đời của Incoterms Tại đây

1. Thay đổi về hình thức

Thứ nhất, phiên bản Incoterms mới sẽ có những thay đổi về hình thức trình bày theo hướng thân thiện hơn và dễ hiểu hơn với người sử dụng. Cụ thể, phần thứ nhất của Incoterms 2020 sẽ trình bày nội dung điều khoản theo cấu trúc cũ trong đó, các điều khoản được trình bày lần lượt và chia thành 2 cột gồm nghĩa vụ người bán và nghĩa vụ người mua như phiên bản Incoterms 2010. Trong đó, ghi chú giải thích cho từng Incoterm đã được thực hiện chi tiết hơn với hình ảnh minh họa hữu ích. Tuy nhiên, phần thứ 2 của Incoterms 2020 sẽ tóm tắt lại các quy tắc Incoterms
theo chiều ngang với 10 khoản mục về 10 cặp nghĩa vụ của người bán và người mua ở phía trên và tên điều khoản Incoterms tương ứng ở phía dưới. Theo đó, người đọc có thể tổng kết và so sánh các quy tắc Incoterms cùng một lúc.

Thứ hai, thứ tự các cặp nghĩa vụ của người bán và người mua được sắp xếp lại cho dễ đọc và logic hơn. Theo đó, những cặp nghĩa vụ quan trọng nhất sẽ được đẩy lên ở những vị trí đầu tiên. Đáng chú ý, các cặp nghĩa vụ về giao hàng/nhận hàng và chuyển giao rủi ro trong phiên bản Incoterms 2010 lần lượt nằm ở vị trí số 4 và số 5 (A4-B4 và A5-B5) thì trong phiên bản Incoterms 2020, hai cặp nghĩa vụ này được đẩy lên vị trí số 2 và số 3 (A2-B2 và A3-B3). Sự thay đổi này rất hợp lý bởi nội dung cốt lõi của Incoterms là chỉ ra điểm phân chia chi phí và rủi ro liên quan đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

2.Vận đơn có ghi chú “on-board”  và điều kiện FCA

Khi hàng hóa được mua bán theo điều kiện FCA – vận chuyển bằng đường biển, người bán hoặc người mua (hoặc các ngân hàng tham gia thanh toán bằng Thư tín dụng) có thể yêu cầu một vận đơn đường biển với ghi chú “đã xếp hàng lên tàu”. Tuy vậy, việc giao hàng theo điều kiện FCA lại hoàn thành trước khi xếp hàng lên tàu (có thể tại CY hoặc CFS), do đó, điều chắc chắn là người bán khó có thể lấy được một vận đơn “on-board” từ người chuyên chở, bởi vì người chuyên chở, theo hợp đồng vận tải, chỉ có nghĩa vụ phát hành vận đơn “đã xếp” khi hàng hóa thực sự đã xếp lên tàu. Để giải quyết vấn đề này, mục A6/B6 điều kiện FCA Incoterms® 2020 quy định một lựa chọn bổ sung: người mua và người bán có thể thỏa thuận rằng người mua sẽ chỉ dẫn người chuyên chở phát hành một vận đơn đã xếp hàng lên tàu cho người bán sau khi xếp hàng lên tàu. Người bán, sau đó, phải xuất trình vận đơn đó cho người mua (thường là thông qua ngân hàng). ICC thừa nhận rằng mặc dù có sự không phù hợp giữa vận đơn đã xếp và giao hàng theo FCA nhưng nó phục vụ cho nhu cầu giải thích vận đơn đã xếp và điều kiện FCA. Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng khi lựa chọn trên được áp dụng, người bán cũng không có nghĩa vụ gì đối với người mua theo các điều khoản của hợp đồng vận tải.

>>>>>Xem thêm:  Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

3.Chi phí, nơi thể hiện chi phí

Trong Incoterms® 2020, chi phí (Costs) xuất hiện ở mục A9/B9 của mỗi điều kiện, chứ không phải tại mục A6/B6 như trong Incoterms® 2010. Ngoài ra, chi phí cũng được quy định tập trung tại một điều khoản chứ không rải rác ở nhiều điều khoản như trước. Trong Incoterms® 2010, chi phí được đề cập tại nhiều điều khoản và xuất hiện ở các phần khác nhau của các điều kiện Incoterms. Ví dụ, chi phí liên quan đến việc lấy bộ chứng từ giao hàng trong điều kiện FOB Incoterms® 2010 được đề cập ở mục A8, điều khoản có tên là “Chứng từ giao hàng” chứ không phải ở mục A6, điều khoản có tên là “Phân chia chi phí”. Trong Incoterms® 2020, mục tương đương với A6/B6 là A9/B9 (Allocation of Costs) liệt kê tất cả các chi phí mà các bên phải chịu, do đó dài hơn A6/B6 trong Incoterms® 2010. Mục đích của việc này là để người dùng dễ dàng tìm thấy, tại một chỗ, tất cả các chi phí mà mình có thể phải chịu trong từng điều kiện. Ngoài ra, chi phí cụ thể gì cũng được thể hiện ở mục liên quan, ví dụ chi phí lấy chứng từ theo điều kiện FOB ở mục A6/B6 (Delivery/transport document), với ý nghĩ là người dùng quan tâm đến việc phân chia chi phí có thể thích tìm hiểu điều khoản cụ thể về chi phí đó hơn là xem điều khoản chung về chi phí.

4.Nâng mức bảo hểm Ở ĐIỀU KIỆN CIP

Trong Incoterms® 2010, mục A3 của hai điều kiện CIF và CIP quy định một nghĩa vụ của người bán “mua bảo hiểm cho hàng hóa, bằng chi phí của mình, theo mức thấp nhất là điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) của Hiệp hội Bảo hiểm Lloyd’s (LMA) hoặc Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế (IUA) hoặc các điều kiện bảo hiểm tương tự khác”. Institute Cargo Clauses (C) bảo hiểm một số rủi ro đã được liệt kê, nhưng với nhiều nhóm rủi ro loại trừ. Institute Cargo Clauses A, ngược lại, bảo hiểm “mọi rủi ro”, cũng với nhiều rủi ro loại trừ. Trong quá trình thảo luận, hiệp thương, để thông qua các điều kiện Incoterms® 2020, đã đi đến quyết định chuyển bảo hiểm từ điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) sang điều kiện A (Institute Cargo Clauses A), như vậy tăng mức bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của người bán, có lợi cho người mua. Điều này, tất nhiên, làm cho phí bảo hiểm tăng lên. Trường hợp ngược lại, tức là vẫn giữ nguyên “Institute Cargo Clauses C” thì vẫn có thể phù hợp với việc mua bán hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn (commodities). Sau khi thảo luận kỹ lưỡng trong và ngoài nhóm soạn thảo, đã đi đến quyết định: quy định mức bảo hiểm tối thiểu khác nhau cho hai điều kiện CIF và CIP. Đối với điều kiện CIF, giữ nguyên điều kiện bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C (thường áp dụng cho việc mua bán bằng đường biển đối với hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn), tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận bảo hiểm ở mức cao hơn. Đối với điều kiện CIP, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A, tất nhiên vẫn để ngỏ để các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm ở mức thấp hơn.

5.MỞ RỘNG NGHĨA VỤ VẬN CHUYỂN VỚI NGƯỜI BÁN

Trong các phiên bản Incoterms trước, ICC chỉ quy định rằng người bán phải liên hệ với bên thứ 3 để thuê vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp người bán có sẵn phương tiện vận tải; và thoả thuận sử dụng các điều kiện Incoterms cho phép chính phương tiện của mình vận chuyển hoàng hoá. Đôi khi để có lợi cho mình nhất; người bán thoả thuận các điều kiện không chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển. Nhận thấy điều này, trong phiên bản 2020 ICC đã mở rộng nghĩa vụ của người bán tại các điều kiện mà người bán chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển; rằng người bán có thể thuê bên vận chuyển thứ 3 hoặc tự tổ chức vận chuyển hàng hoá.

Người bán hay người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAF, DPU và DDP.

6.THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN DAT THÀNH DPU (DELIVERED AT PLACE UNLOADED)

Trong khi điều kiện DAT chỉ yêu cầu người bán giao hàng tại ga/cảng/bến dỡ hàng (Terminal) được chỉ định; điều kiện DPU mở rộng hơn về địa điểm giao hàng; có thể là bất kì địa điểm nào theo thoả thuận của 2 bên. Các nghĩa vụ cơ bản khác vẫn không thay đổi; người bán cần dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải và đặt tại địa điểm được chỉ định mới được coi là hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Sở dĩ có sự thay đổi này, bởi với điều kiện DAT; ga/cảng/bên bất kì đều có thể được chỉ định dù có hoặc không có mái che như cầu cảng/ kho bãi container; hoặc ga đường bộ, đường sắt, hàng không… Trong điều kiện thời tiết xấu, người mua chưa kịp đến lấy hàng ngay; dễ xảy ra rủi ro hư hỏng hàng hoá không đáng có. Vì vậy, điều kiện DPU ra đời như một sự đảm bảo hạn chế rủi ro đối với hàng hoá; gia tăng trách nhiệm của người bán khi vận chuyển.

So sánh điều kiện DAP và DPU?

Về bản chất, 2 điều kiện này đều có thể chỉ định địa điểm giao ngoài Terminal. Chỉ khác đối với DPU, người bán có nghĩa vụ dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Còn DAP, người bán hết trách nhiệm khi hàng hoá được đặt trên phương tiện vận tải tại địa điểm chỉ định và sẵn sàng để dỡ hàng.

7. Vấn đề liên quan đến an ninh vào nghĩa vụ vận tải và chi phí

Trong Incoterms® 2010, yêu cầu liên quan đến an ninh được đưa vào rất nhẹ nhàng, mờ nhạt, ở mục A2/B2 và A10/B10 của mỗi điều kiện. Trong thời gian qua, những vấn đề về an ninh trong vận tải và hàng hải ngày càng phổ biến và hiện thực nên Incoterms® 2020 đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ bảo đảm an ninh, an toàn về vận tải tại mục A4 và A7 của mỗi điều kiện. Chi phí phát sinh do đảm bảo yêu cầu an ninh, an toàn cũng đã được quy định rõ ở mục A9/B9.

LỜI KHUYÊN VỀ INCOTERMS 2020 CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

Thứ nhất, đối với Incoterms 2020 thì các điều khoản cũng như hướng dẫn thực hiện rất chú trọng đến bảo hiểm và bảo mật thông tin. Các nhà xuất nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ để áp dụng những điều khoản trong Incoterms 2020 trong giao thương sớm nhất. Thời đại Internet rất phát triển; vấn đề bảo mật thông tin rất cần thiết trong quá trình buôn bán và giao thương.

Thứ hai, trong hợp đồng thương mại hiện tại của rất nhiều công ty xuất nhập khẩu; tuy đã có để điều khoản Incoterms vào trong hợp đồng, invoice, packing list … nhưng lại không ghi rõ là Incoterms phiên bản nào. (Ví dụ: CIF Cát Lái, CIF Hải Phòng). Điều này cực kỳ dễ bị hiểu nhầm; vì mỗi phiên bản Incoterms đều có hiệu lực ở thời điểm hiện tại và có rất nhiều điểm không giống nhau nên cần đặc biệt lưu lý ghi rõ (Ví dụ: CIF Cát Lái, Incoterms 2020; FOB Hải Phòng, Incoterms 2000 …).

Incoterms là văn bản có tính tuỳ ý. Mọi phiên bản đều có hiệu lực ở thời điểm hiện tại; vì vậy trong quá trình sử dụng, các bạn cần nắm chắc sự khác biệt trong các điều kiện của từng phiên bản và quy định rõ trong hợp đồng. Trên đây là những điểm mới Incoterms 2020 so với phiên bản 2010; hi vọng sẽ có ích cho các bạn trong quá trình làm việc. Tham khảo thêm điều kiện Incoterms 2010 để có được cái nhìn tổng quan nhất.

>>>>> Bài viết tham khảo: khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu

Xuất nhập khẩu Eximtrain – đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Eximtrain.

Chúc bạn thành công!

    Học phí CỰC KÌ ƯU ĐÃI 3.500.000 VNĐ cho khóa học 15 buổi (45h học) & hỗ trợ cả đời, đến khi hài lòng mới thôi.
    icon-tickĐăng ký trước ngày khai giảng 7 ngày, giảm thêm 500K chỉ còn: 3.000.000 VNĐ.
    icon-tickĐăng ký nhóm 2 người trở lên giảm còn 2.850.000 VNĐ.

    Lịch học tại Hà Nội

    Lịch học tại TP.HCM

    cam-ket

    [recaptcha]

    Lịch học
    X

    - Xem lịch học tại Hà Nội.

    - Xem lịch học tại Hồ Chí Minh.