0968.799.172

Cách học Incoterms 2010 nhanh và dễ dàng ứng dụng nhất

11 điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành 4 nhóm: E, F, C, D bạn nên nhớ câu “Em Fải Cố Đi”, chia theo sơ đồ bóng đá 1-3-4-3

  • EXW
  • FCA———>>>FAS———>>> FOB
  • CFR ——–>>> CIF———>>> CPT——->>> CIP
  • DAT ——–>>> DAP——->>> DDP

1.Nhóm E: EXW-Ex Works-Giao hàng tại xưởng

Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho). Điều khoản này thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán. Ví dụ: Công ty tôi chuyên sản xuất đồ gốm tại xưởng Hà Tây, công ty tôi chỉ muốn chuẩn bị đủ hàng cho khách ngay tại xưởng Hà Tây và thu tiền về mà không muốn thực hiện thêm bất cứ một quy trình Hải quan hay logistics nào cả thì công ty tôi sẽ ký hợp đồng với đối tác là đều kện EXW Hà Tây.

  1. Nhóm F

F là free nghĩa là người bán không có trách nhiệm vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng, có nghĩa là không có trách nhiệm thuê tàu và trả cước tàu.

– Trách nhiệm chuyên chở  của người XK tăng dần: FCA——->>>FAS——->>> FOB

– Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.

 2.1. FCA: Free Carrier-Giao hàng cho người chuyên chở

Tăng trách nhiệm so với điều kiện EXW, với điều kiện FCA, công ty XK đã phải làm thủ tục thông quan TKHQ xuất khẩu, phải đóng thuế và lệ phí theo quy định của nhà nước.

Nếu công ty tôi XK đồ gốm điều kiện FCA Hà Tây (ngay tại xưởng nhà tôi), công ty tôi có trách nhiệm chuẩn bị hàng hóa đầy đủ như hợp đồng yêu cầu, chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục thông quan cho lô hàng, đống thuể và lệ phí, người NK đưa phương tiện vận tải đến nhận hàng công ty tôi còn chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên xe cho khách.

Thế còn nếu khách lại muốn mua FCA Hưng Yên (không phải tại xưởng Hà Tây nhà tôi) thì quy trình có khác gì không? Câu trả lời sẽ được thảo luận tại lớp.

2.2 FAS: Free alongside-Giao hàng dọc mạn tàu:

Nếu công ty tôi XK theo điều kiện FAS cảng Hải Phòng, có nghĩa là công ty tôi chỉ hết trách nhiệm khi giao hàng hóa an toàn tại Cảng Hải Phòng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí tổn về rủi ro về hàng hóa.

Vậy trong quá trình bốc hàng lên tàu không may cont hàng bị hỏng thì ai chịu trách nhiệm?

2.3 FOB-Free on Board-Giao hàng lên tàu

Rất nhiều hợp đồng ngoại thương mua bán theo vận tải biển có dùng điều kiện FOB, nếu công ty tôi XK theo điều kiện FOB Hải phòng có nghĩa là công ty tôi được cho là hoàn tất nghĩa vụ thông quan hàng hóa,giao hàng khi giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.

Vậy nếu công ty tôi NK theo điều kiện FOB cảng Kobe thì công ty tôi chịu rủi ro trách nhiệm như thế nào? Công việc tôi phải làm những gì để nhập khẩu hàng về?

  1. Nhóm C

Nhóm C, là nói đến người bán có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước tới cảng đến. Trách nhiệm và rủi ro của người bán sẽ kết thúc khi hàng giao lên phương tiện vận chuyển.

3.1 CFR-Cost and Freight-Tiền hàng và cước phí

Người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu . Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

3.2 CIF-Cost-Insurance and Freight-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

Giống điều kiện CFR nhưng nhưng bán có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua.

Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R)= (FOB+F)/(1-R)  trong đó I= CIF x R

Hẳn là rất nhiều công ty VN hiện nay nhập khẩu điều kiện CIF, nếu công ty bạn nhập CIF cảng Hải Phòng bạn đã rõ công việc của công ty mình là gì chưa?

3.3 CPT-Carriage padi to-Cước phí trả tới

CPT= CFR + trucking (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng tại nội địa do người mua chỉ định).

Người mua vẫn phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan, đóng thuế và lệ phí , chi phí vận chuyển về kho của mình.

3.4 CIP-Carriage and insurance paid to-Cước phí và bảo hiểm trả tới.

CIP = CPT + I (Giống CPT nhưng người bán mua thêm cước bảo hiểm từ cảng bốc hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định)

Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau :

Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP

CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy

CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức

  1. Nhóm D

4.1.DAT-Delireres at terminal- Giao hàng tại bến.

Nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến theo quy định. Ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến an toàn. Bến có thể là kho, bãi, ga, cảng…

4.2.DAP-Delivered at place-Giao hàng tại nơi đến

Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.(Hàng vẫn ở trên phương tiện vận tải chưa dỡ xuống)

Người mua vẫn có trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí

4.3.DDP -Delivered duty paid-Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nơi đến và có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu—> DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.

Một số lưu ý:

  • Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:
    • FAS – Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu
    • FOB – Free On Board – Giao lên tàu
    • CFR – Cost and Freight – Trả cước đến bến
    • CIF – Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến
  • Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:
    • EXW – Ex Works – Giao tại xưởng
    • FCA – Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở
    • CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới
    • CIP – Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới
    • DAT – Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)
    • DAP – Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)
    • DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuếCác câu hỏi thảo luận:
      1. Tại sao trước đây VN thường xuyên XK điều FOB và NK điều kiện CIF?
      2. Nếu cho bạn là vị trí của Giám đốc XK 1 lô hàng, bạn muốn ký hợp đồng với đối tác bán điều kiện Incoterms nào? Tương tự, nếu bạn là người mua hàng bạn muốn mua điều kiện Incoterms nào?
      3. Incoterms có ý nghĩa gì với vị trí nhân viên làm Sales Logicstics?

      Và rất nhiều câu hỏi thảo luận nữa sẽ đặt ra cho học viên tại Eximtrain, để học viên nhanh chóng học tốt Incoterms 2010 nhưng đồng thời phải ứng dụng được vào công việc thực tế trong ngành.

      Chúc các bạn thành công!

    Học phí CỰC KÌ ƯU ĐÃI 3.500.000 VNĐ cho khóa học 15 buổi (45h học) & hỗ trợ cả đời, đến khi hài lòng mới thôi.
    icon-tickĐăng ký trước ngày khai giảng 7 ngày, giảm thêm 500K chỉ còn: 3.000.000 VNĐ.
    icon-tickĐăng ký nhóm 2 người trở lên giảm còn 2.850.000 VNĐ.

    Lịch học tại Hà Nội

    Lịch học tại TP.HCM

    cam-ket

    [recaptcha]

    Lịch học
    X

    - Xem lịch học tại Hà Nội.

    - Xem lịch học tại Hồ Chí Minh.