0968.799.172

C/O Form RCEP- Những điểm cần lưu ý

Ngày 18/2/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 4/4/2022. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kê khai C/O form RCEP của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) để triển khai thông tư trên. 

I. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP là gì?

RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm 15 thành viên. Trong đó, 10 thành viên là các nước đến từ khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và 5 thành viên đã có hiệp định thương mại với ASEAN bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand.

Ra đời trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng, RCEP được kì vọng sẽ điều tiết lại nền kinh tế thế giới cũng như kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á.

form RCEP

II. Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP

1. Quy tắc xuất xứ thuần túy WO

Những sản phẩm sau đây được xem là có xuất xứ thuần túy trong hiệp định RCEP:

    • Cây trồng, sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch tại lãnh thổ của nước thành viên;
    • Động vật sống và sản phẩm động vật sống được sinh ra, nuôi dưỡng và thu được từ động vật sống tại nước thành viên;
    • Sản phẩm từ giết mổ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại lãnh thổ của nước thành viên;
    • Sản phẩm có được do săn, bắt, bẫy tại nước thành viên;
    • Khoáng sản được khai thác từ đất, nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển;
    • Thủy sản được sinh ra và nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ, ấu trùng trong lãnh thổ, lãnh hải của nước thành viên;
    • Sản phẩm được đánh bắt, chế biến, sản xuất từ tàu đã được đăng kí và treo quốc kì trong hoặc ngoài lãnh hải của nước thành viên;
    • Hàng đã qua sử dụng để tái chế làm nguyên liệu thô, phế thải, phế liệu trong quá trình sản xuất, tiêu dùng được thu nhặt tại nước thành viên.

2. Quy tắc xuất xứ toàn bộ PE

Cũng giống như quy tắc xuất xứ PE trong các hiệp định thương mại khác, PE trong RCEP được xác định là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên.

3. Quy tắc hàm lượng giá trị khu vực RVC

Hàm lượng giá trị khu vực RVC trong hiệp định thương mại RCEP cũng được tính bằng 2 cách là trực tiếp và gián tiếp.

quy định xuất xứ trong RCEP

4. Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC

Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC trong hiệp định RCEP cũng bao gồm 3 cấp độ là CC, CTH và CTSH với sự chuyển đổi mã HS tương ứng ở mức 2, 4, 6 chữ số.

5. Quy tắc De-minimis

De-minimis là tỉ lệ linh hoạt (không đáng kể) nguyên liệu không có xuất xứ, không đáp ứng tiêu chí CTC, nhưng được phép áp dụng.

Tỉ lệ De-minimis trong RCEP được tính dựa vào giá trị đối với 97 chương, trừ chương 50 – 63 với mức tối đa là 10% và dựa vào trọng lượng đối với chương 50 – 63 với mức tối đa là 10%.

6. Quy tắc phản ứng hóa học CR

Đây là một trong những quy tắc xuất xứ mới của RCEP so với các FTA trước đây. Quy định rằng sản phẩm thu được từ một phản ứng hóa học là hàng hóa có xuất xứ nếu phản ứng hóa học đó diễn ra tại lãnh thổ của một nước thành viên.

III. Mẫu C/O form RCEP

Mẫu C/O form RCEP xuất khẩu và mẫu tờ khai bổ sung C/O ban hành kèm theo Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/02/2022 về Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP.

C/O form RCEP

C/O mẫu RCEP

Download mẫu C/O form RCEP tại đây.

 

IV. Danh mục thông tin tối thiểu của Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. C/O mẫu RCEP gồm các thông tin tối thiểu sau:

a) Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu

b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (nếu biết)

c) Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc người nhận hàng

d) Mô tả hàng hóa và mã HS của hàng hóa (ở cấp độ 6 số)

đ) Số tham chiếu

e) Tiêu chí xuất xứ hàng hóa

g) Khai báo của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất

h) Xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp C/O rằng hàng hóa đáp ứng các quy định tại Thông tư này được cấp trên chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O

i) Nước xuất xứ RCEP

k) Thông tin xác nhận lô hàng bao gồm số hóa đơn, ngày khởi hành, tên tàu hoặc số chuyến bay, cảng dỡ hàng

l) Trị giá FOB nếu áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực

m) Số lượng hàng hóa

n) Trường hợp cấp C/O giáp lưng, ghi số tham chiếu, ngày phát hành, nước xuất xứ RCEP của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên và nếu phù hợp, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên xuất khẩu ban đầu

2. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm các thông tin tối thiểu sau đây:

a) Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu

b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (nếu biết)

c) Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc người nhận hàng

d) Mô tả hàng hóa và mã HS của hàng hóa (ở cấp độ 6 số)

đ) Trường hợp nhà xuất khẩu đủ điều kiện, ghi mã số hoặc mã số nhận diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất

e) Số tham chiếu

g) Tiêu chí xuất xứ hàng hóa

h) Chứng nhận của người được ủy quyền ký rằng hàng hóa đáp ứng các quy định tại thông tư này

i) Nước xuất xứ RCEP

k) Trị giá FOB nếu áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực

l) Số lượng hàng hóa

m) Trường hợp phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, ghi số tham chiếu, ngày phát hành, nước xuất xứ RCEP của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu của nước thành viên xuất khẩu ban đầu, và nếu phù hợp, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu đủ điều kiện của nước thành viên xuất khẩu ban đầu

V. Hướng dẫn kê khai C/O form RCEP

C/O mẫu RCEP được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai C/O form RCEP, cụ thể như sau:

a) Ô trên cùng bên phải “Certificate No.” ghi số tham chiếu của C/O gồm 13 ký tự (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi), gồm 5 nhóm:

giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

      • Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 2 ký tự là “VN”.
      • Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu, gồm 2 ký tự như sau:

nước thành viên nhập khẩu

      • Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 2 ký tự. Ví dụ: C/O cấp năm 2022 ghi là “22”.
      • Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 2 ký tự.
      • Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 5 ký tự.
      • Giữa Nhóm 1 và Nhóm 2 có gạch ngang “-”; giữa Nhóm 3, Nhóm 4 và Nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (mang mã số 2) cấp C/O mẫu RCEP đầu tiên trong năm 2022 cho một lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, số tham chiếu của C/O này là: “VN-CN 22/02/00001”.

b) Ô số 1: ghi tên nhà xuất khẩu, địa chỉ và tên nước (Việt Nam).

import

c) Ô số 2: ghi tên nhà nhập khẩu, địa chỉ và tên nước nhập khẩu.

export

d) Ô số 3: ghi tên nhà sản xuất, địa chỉ và tên nước sản xuất (nếu biết).

      • Trường hợp có nhiều nhà sản xuất, ghi “SEE BOX 8” và liệt kê danh sách nhà sản xuất tại Ô số 8 cho từng sản phẩm.
      • Trường hợp nhà sản xuất muốn bảo mật thông tin, ghi “CONFIDENTIAL”. Tuy nhiên, thông tin của nhà sản xuất phải được cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
      • Trường hợp không biết thông tin nhà sản xuất, ghi “NOT AVAILABLE”.

co

đ) Ô số 4: ghi ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải, tên cảng bốc dỡ hàng (nếu biết).

transport

e) Ô số 5: dành cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu.

goods

g) Ô số 6: ghi số thứ tự các mặt hàng.

item number

h) Ô số 7: ghi ký hiệu, số kiện hàng (số thứ tự trên bao bì).

package

i) Ô số 8: ghi số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa.

hàng hóa

k) Ô số 9: ghi mã HS ở cấp độ 6 số.

hs code

l) Ô số 10: ghi tiêu chí xuất xứ hàng hóa.

origin conferring criterion

thông tư xuất xứ hàng hóa

n) Ô số 11: ghi tên nước xuất xứ.

rcep country

mẫu C/O form RCEP

      • Trường hợp không xác định được nước xuất xứ RCEP, căn cứ thông tin của nhà xuất khẩu/nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, ghi tên nước xuất xứ tại Ô số 11 theo một trong hai trường hợp sau:
        • Trường hợp 1: là nước thành viên mà nước nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao nhất trong số các nước thành viên RCEP có đóng góp nguyên liệu có xuất xứ đề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng thì ghi tên nước thành viên đó kèm theo dấu *. Ví dụ: Australia *
        • Trường hợp 2: là nước thành viên mà nước nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao nhất trong số các nước thành viên RCEP thì ghi tên nước thành viên đó kèm theo dấu **. Ví dụ: Indonesia **
      • Các nước thành viên RCEP áp dụng khác biệt thuế gồm: Việt Nam, Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
      • Lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của các nước thành viên RCEP được đăng tải trên Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương

m) Ô số 12: ghi trọng lượng cả bì hoặc đơn vị đo lường khác và chỉ trị giá FOB của hàng hóa trong trường hợp áp dụng tiêu chí RVC.

FOB

ô) Ô số 13: ghi số và ngày phát hành hóa đơn thương mại.

invoice number

p) Ô số 14: ghi chú trong các trường hợp sau:

      • Trường hợp cấp C/O giáp lưng theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi số tham chiếu, ngày phát hành của chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu, nước phát hành, nước xuất xứ RCEP của nước xuất khẩu ban đầu.
      • Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ ban đầu là chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ghi mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước xuất khẩu ban đầu.
      • Trường hợp cấp bản sao chứng thực của bản gốc C/O theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi “CERTIFIED TRUE COPY” và ngày phát hành của bản sao chứng thực của bản gốc C/O.
      • Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ ba theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, ghi tên và nước của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba.

rcep

q) Ô số 15: ghi tên nước thành viên nhập khẩu và địa điểm, ngày đề nghị cấp C/O và chữ ký của người đề nghị cấp C/O.

exporter

r) Ô số 16: cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi địa điểm, ngày cấp C/O, chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

certification

s) Ô số 17:

      • Trường hợp cấp C/O giáp lưng: tích (✔) vào Ô “Back-to-back Certificate of Origin”.
      • Trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên thứ ba: tích (✔) vào Ô “Third-party Invoicing”.
      • Trường hợp C/O cấp sau ngày xuất khẩu: tích (✔) vào Ô “ISSUED RETROACTIVELY”.

certificate of origin

VI. Danh sách các nước thành viên thực thi Hiệp định RCEP

1. Hiệp định RCEP có hiệu lực đối với:

      • Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand vào ngày 1/1/2022.
      • Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022.
      • Malaysia vào ngày 18/3/2022.

2. Kể từ ngày 4/4/2022, các cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O form RCEP cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP sau: Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Hàn Quốc.

3. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ cập nhật thời điểm thực thi Hiệp định RCEP của các nước thành viên khác để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và thương nhân thực hiện khi nhận được thông báo chính thức từ các nước thành viên này.

VII. Cấp C/O mẫu RCEP cho các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam

Cấp C/O form RCEP cho các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam trước ngày Thông tư số 05/2022/TT-BCT có hiệu lực theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 05/2022/TT-BCT, các cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O form RCEP cho hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào:

    • Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand kể từ ngày 1/1/2022.
    • Hàn Quốc kể từ ngày 1/2/2022.
    • Malaysia kể từ ngày 18/3/2022.

    Học phí CỰC KÌ ƯU ĐÃI 3.500.000 VNĐ cho khóa học 15 buổi (45h học) & hỗ trợ cả đời, đến khi hài lòng mới thôi.
    icon-tickĐăng ký trước ngày khai giảng 7 ngày, giảm thêm 500K chỉ còn: 3.000.000 VNĐ.
    icon-tickĐăng ký nhóm 2 người trở lên giảm còn 2.850.000 VNĐ.

    Lịch học tại Hà Nội

    Lịch học tại TP.HCM

    cam-ket

    [recaptcha]

    Lịch học
    X

    - Xem lịch học tại Hà Nội.

    - Xem lịch học tại Hồ Chí Minh.